【phim net】Có nên cho người nước ngoài mua bất động sản du lịch?
Đòn bẩy cho bất động sản du lịch
Lý do Bộ Xây dựng đưa ra kiến nghị trên bởi thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay đang gặp khó khăn,ónênchongườinướcngoàimuabấtđộngsảndulịphim net tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm đạt thấp, nguồn vốn FDI vào lĩnh vực sụt giảm... Trong thời gian qua, có nhiều dự án BĐS nghỉ dưỡng, dự án đa năng kết hợp lưu trú và nghỉ dưỡng được cấp phép, nguồn cung loại hình BĐS này tương đối lớn và đa dạng.
Nhiều chuyên gia và doanh nghiệp cho rằng, mở cửa cho người nước ngoài mua BĐS du lịch là điều cần làm ngay
Ảnh: Độc Lập
Trong khi đó, hệ thống pháp luật liên quan đến các loại hình BĐS du lịch chưa đầy đủ, các điều kiện của hợp đồng không chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch, dẫn đến tiềm ẩn rủi ro cho cả nhà đầu tư lẫn người mua. Trước mắt, để tháo gỡ khó khăn cho phân khúc này, cần sửa đổi, bổ sung luật Nhà ở, luật Kinh doanh BĐS năm 2014 theo hướng tăng số lượng nhà ở mà tổ chức, cá nhân nước ngoài được phép sở hữu trong mỗi tòa nhà chung cư; cho phép tổ chức, cá nhân nước ngoài được mua và sở hữu các BĐS du lịch tại Việt Nam.
Hãy minh bạch, sẽ kêu gọi được nhà đầu tư nước ngoài đến cùng với nhà đầu tư trong nước đầu tư vào bất động sản du lịch tại Việt Nam, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng du lịch, để Việt Nam là điểm đến du lịch và đầu tư an toàn nhất Ông Đoàn Chí Thanh, Tổng thư ký Hiệp hội Môi giới BĐS Việt Nam
Theo ông Nguyễn Hoàng, Giám đốc bộ phận nghiên cứu thị trường Công ty DKRA Việt Nam, pháp luật Việt Nam hiện nay mới chỉ quy định người nước ngoài (cá nhân) được mua nhà ở tại Việt Nam. Còn luật Kinh doanh BĐS 2014 quy định chỉ tổ chức nước ngoài mới được kinh doanh BĐS tại Việt Nam, còn đối với BĐS nghỉ dưỡng (loại hình thương mại) thì chưa có quy định cụ thể trong cả 2 luật này. Trên thực tế, mặc dù chưa nhiều nhưng đang có xu hướng người nước ngoài mua nhà ở Việt Nam đang tăng dần (đa số ở dự án căn hộ hạng A và hạng sang). Trong khi đó, các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia... đều có những quy định cho người nước ngoài mua BĐS nghỉ dưỡng. "Bỏ qua những khó khăn thách thức hiện tại, tiềm năng của BĐS nghỉ dưỡng tại Việt Nam về dài hạn sẽ rất phát triển. Việc đa dạng nguồn khách mua gồm cá nhân/tổ chức bao gồm người Việt trong nước, Việt kiều, người nước ngoài cũng là điều cần thiết và có lợi cho chủ đầu tư nói riêng và lĩnh vực BĐS nói chung”, ông Hoàng phân tích. Ông Nguyễn Đình Trung, Phó chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM, cho rằng đứng ở góc độ của ngành nghề kinh doanh BĐS, nhà nước cho phép người nước ngoài được mua và sở hữu BĐS du lịch nghỉ dưỡng là hoàn toàn có lợi. Ngoài việc đối tượng khách hàng được mở rộng không những trong nước mà trên khắp thế giới, khách hàng quốc tế còn kích thích các chủ đầu tư mạnh dạn đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm trong các phân khúc cao cấp, sang trọng để đáp ứng nhu cầu và hầu bao dồi dào của khách hàng quốc tế. Về mặt tổng thể, chính sách này là cơ sở và đòn bẩy quan trọng cho ngành BĐS du lịch nghỉ dưỡng phát triển cả về chất và lượng, tạo nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế và đóng góp một nguồn đáng kể cho ngân sách. "Một khi ngành BĐS du lịch có cơ sở phát triển thì du lịch sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, người dân địa phương sẽ có nhiều việc làm, thu nhập hơn. Mặc dù dịch Covid-19 đang ảnh hưởng toàn cầu trong thời gian vừa qua, nhưng Việt Nam đã xây dựng được uy tín và hình ảnh tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Hậu Covid-19 sẽ là một cơ hội rất lớn, BĐS du lịch tại Việt Nam chắc chắn là điểm ngắm của nhiều khách hàng người nước ngoài trên khắp thế giới. Song song đó, ngành kinh tế du lịch Việt Nam vẫn sẽ là mảnh đất màu mỡ và là nguồn thu bền vững trong tương lai", ông Trung nhấn mạnh.
Kéo “đại gia” ngoại đến Việt Nam
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển phân tích, cá nhân sở hữu BĐS nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch thực chất là sở hữu bị động theo một dạng góp vốn xây dựng. Họ mua căn hộ rồi gửi lại cho chủ đầu tư quản lý, một năm chỉ hưởng chế độ sử dụng trong số lần giới hạn và thu lợi nhuận theo phần trăm thỏa thuận giữa các bên. Do đó, quyền lợi của người nước ngoài sở hữu BĐS du lịch còn thu hẹp hơn rất nhiều so với sở hữu căn hộ, BĐS nhà ở. Mặt khác, mỗi dự án BĐS nghỉ dưỡng từ khâu cấp phép đến khâu xây dựng, quản lý đều phải thông qua sự đồng ý của tất cả cơ quan chức năng, được nhà nước cho phép nên không cần lo yếu tố nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến an ninh, an toàn quốc gia. “Tiềm năng du lịch biển của Việt Nam rất lớn. Chúng ta có trên 1.000 km đường biển có thể phát triển du lịch nghỉ dưỡng theo hướng cao cấp nhưng hệ thống cơ sở lưu trú hiện đại ít. Dư địa thị trường du lịch nghỉ dưỡng, resort biển cao cấp còn rất nhiều khoảng trống và thu hút vốn đầu tư nước ngoài là điều nên làm. Họ hùn tiền cùng ta xây dựng hạ tầng du lịch hoàn thiện, cao cấp, đóng thuế cho nhà nước, đưa người thân sang du lịch, chi tiêu tại Việt Nam thì tội gì chúng ta lại cấm cản?”, ông Hiển đặt vấn đề.TS Lương Hoài Nam, thành viên Hội đồng tư vấn du lịch (TAB) cho rằng quy định không cho người nước ngoài mua bán và sở hữu BĐS tại Việt Nam là rất “dại dột”. Mỗi năm người Việt đổ hàng tỉ USD ra nước ngoài mua bán BĐS, dẫn đến tình trạng “chảy máu” ngoại tệ. Điều này không những không bị ngăn cản mà còn được các nước khuyến khích như một hoạt động đầu tư, mang lại nhiều lợi ích cho nước sở tại. Trong khi đó tại Việt Nam, thay vì tìm cách kéo dòng ngoại tệ này quay trở lại, chúng ta còn tự đặt ra những rào cản khiến các nguồn đầu tư muốn vào cũng không được. Điều này không chỉ vô lý mà còn đi ngược với nguyên tắc của kinh tế thị trường.“Đặc biệt, với phân khúc BĐS du lịch, người nước ngoài sở hữu 1 căn villa, biệt thự nghỉ dưỡng ở Việt Nam sẽ kéo theo gia đình, bạn bè hằng năm sang đây nhiều lần du lịch, nghỉ ngơi. Nhiều “đại gia”, tỉ phú thế giới sở hữu BĐS nghỉ dưỡng giá trị hàng chục triệu USD quy tụ sẽ hình thành các quần thể nghỉ dưỡng cao cấp tại Việt Nam. Họ tới mang theo du thuyền, máy bay riêng… sẽ giúp nâng tầm phân khúc thị trường du lịch nghỉ dưỡng Việt Nam lên một đẳng cấp mới cao hơn, sang trọng hơn. Bên cạnh đó, BĐS là thứ cố định, người nước ngoài không thể “xách về” nước họ được nên họ sẽ gắn bó lâu dài, bảo vệ uy tín, thương hiệu cho quốc gia đang mang lại lợi ích cho tài sản của họ. Mở cửa cho người nước ngoài đầu tư BĐS nói chung, BĐS nghỉ dưỡng nói riêng hoàn toàn có lợi và đáng ra phải làm từ lâu rồi”, ông Nam nhận định.
Quy định rõ ràng, quản lý công khai
TS Lương Hoài Nam dẫn chứng: Chương trình "Malaysia my second home" (MM2H) của Malaysia cho phép người nước ngoài có thể sinh sống tại nước này trong thời hạn 10 năm, đã tạo sức hút lớn khi có đến 42.271 người nước ngoài mua nhà tại Malaysia trong khoảng thời gian từ năm 2002 - 2018 và không tạo ra những hệ lụy gì về mặt an ninh quốc phòng. Để tránh việc nhà đầu tư ngoại quốc cạnh tranh với người dân bản địa trong phân khúc nhà ở giá rẻ, chính phủ Malaysia quy định chỉ cho người nước ngoài mua nhà có giá trị từ 100.000 USD trở lên và không cho sở hữu BĐS gắn liền với đất. Việt Nam cũng có thể tùy vào tình hình thực tế để ban hành quy định không cho người nước ngoài mua bán BĐS tại các khu vực nhạy cảm như gần khu quân sự, phòng thủ... Các khu vực còn lại sẵn sàng mở cửa đón dòng đầu tư ngoại. “Trên thế giới, rất nhiều quốc gia đã cho phép người nước ngoài đầu tư, sở hữu các loại hình BĐS phổ biến, không có nghĩa họ không quan trọng an ninh quốc gia. Thực tế, Việt Nam không cho phép thì hiện nay đã xảy ra phổ biến tình trạng người nước ngoài núp bóng mua BĐS, kết hôn giả để sở hữu nhà cửa tại Việt Nam... kéo theo nhiều hệ lụy. Quy định rõ ràng, quản lý công khai, minh bạch mới là cách tốt nhất để giữ an toàn, an ninh quốc gia”, vị này nhấn mạnh.Ủng hộ chủ trương này nhưng ông Đoàn Chí Thanh, Tổng thư ký Hiệp hội Môi giới BĐS Việt Nam, khuyến cáo việc cho người nước ngoài mua BĐS du lịch cũng nên có phương án cụ thể, có quy hoạch cụ thể và yêu cầu nhà đầu tư có lộ trình đầu tư, không nên cho làm ồ ạt theo hình thức chiếm đất rồi bỏ đó. Không những thế, cần có quy định cụ thể, không nên để các doanh nghiệp đầu tư cầm đèn chạy trước ô tô, làm ảnh hưởng đến nhà đầu tư gây mất uy tín cho Việt Nam.