Phương pháp chính thường dùng để phát hiện sớm rối loạn chức năng thận là xét nghiệm microalbumin niệu trong nước tiểu,ườibịtiểuđườngcầnlàmgìđểphòngtránhbệnhthậđời tôi hạng bét xét nghiệm nồng độ creatinin máu và mức lọc cầu thận. Phát hiện sớm vấn đề ở thận sẽ giúp bác sĩ có biện pháp can thiệp kịp thời và giúp ngăn ngừa tổn thương thêm cho thận, theo chuyên trang sức khỏe Medical News Today(Anh).
Người bị tiểu đường sẽ được khuyến cáo tránh dùng một số loại thuốc, kiểm soát huyết áp, đường huyết, duy trì cân nặng khỏe mạnh và tuân thủ theo chế độ ăn thân thiện với thận.
Tùy theo tình trạng bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ cho dùng một số loại thuốc điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc thay thế. Sự cẩn thận này sẽ giúp tránh nguy cơ xảy ra biến chứng không đáng có.
Để kiểm soát huyết áp, đường huyết và cân nặng thì người bị tiểu đường cần ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Trong chế độ ăn, họ cần hạn chế các món có quá nhiều đường, muối, chất béo có hại, tinh bột trắng và rượu bia. Ngoài ra, để bảo vệ thận, người bệnh cần tránh ăn các món muối chua, thực phẩm chế biến, thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, protein. Ưu tiên ăn các loại trái cây như bắp cải, súp súp lơ, ớt chuông, củ cải, ngũ cốc nguyên hạt và uống nhiều nước.
Ngoài ra, kiểm tra chức năng thận cũng rất quan trọng với bệnh nhân tiểu đường, đặc biệt là người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thận. Họ cần kiểm tra thận trung bình từ 3-6 tháng/lần.
Khi phát hiện bất thường ở thận, bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp sớm để bảo vệ chức năng thận. Do đó, phát hiện sớm vấn đề về thận ở người bệnh tiểu đường là cực kỳ quan trọng. Vì một khi tiểu đường đã gây bệnh ở thận thì bệnh sẽ tiến triển, không can thiệp sẽ gây suy thận và tử vong, theo Medical News Today.